Nai giống con do trang trại chúng tôi cung cấp có độ tuổi giao động từ 14-16 tháng. Trọng lượng mỗi con đạt từ 30-45 kg. Và gần như hoàn thiện về khả năng đề kháng chống chọi với dịch bệnh.
- Giống đực nuôi thu hoạch nhung nai.
Nai giống con do trang trại chúng tôi cung cấp có độ tuổi giao động từ 14-16 tháng. Trọng lượng mỗi con đạt từ 30-45 kg. Và gần như hoàn thiện về khả năng đề kháng chống chọi với dịch bệnh.
Nai con giống đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tiêm phòng đầy đủ. Và đặc biệt không bao giờ có hiện tượng đồng huyết do chúng tôi thường xuyên cặp nhật và theo dõi chi tiết về đàn giống bằng các phương pháp hiện đại.
Vóc dáng:
Cân đối, nhanh nhẹn, chân dài và nhỏ, cổ dài, đầu nhỏ, tai to và thính. Con đực lớn hơn con cái, lúc trưởng thành, con đực nặng 200- 250 kg, con cái nặng 100 – 150 kg. Da nai màu tro hay xám đen. Lông nai có màu hung đen hay nâu sẫm, con đực sẫm hơn con cái. Dọc theo chính sống lưng và có lông dài và sẫm hơn. Chỉ có nai đực mới có sừng, sừng có 3-4 nhánh.
Tập tính sinh hoạt, tuổi thọ và môi trường sống:
Nai nhút nhát, hiền lành, thính giác, khứu giác tốt; thích sống theo bầy đàn nhỏ vào ba con. Tuổi thọ của nai khoảng 25-30 năm. Môi trường sống thích hợp là trảng cỏ, rừng thưa có nhiều cây, cỏ non… Ban ngày nai thường tìm nơi nên tĩnh, kín đáo và an toàn để ngủ, nghỉ… ban đêm tìm kiếm thức ăn và những hoạt động khác…
Thức ăn:
Bao gồm, thức ăn xanh tươi (cỏ, cây các loại), thức ăn tinh (hạt ngũ cốc, củ quả), muối khoáng như tro bếp, đất sét… Thực tế cho thấy, nai thường tìm đến nương rẫy mới đốt kiếm tro, đất sét để ăn.
Sinh trưởng, phát triển:
Khoảng nửa giờ sau khi sinh, nai con có thể đứng dậy bú mẹ; 15-20 ngày bắt đầu tập ăn cỏ, lá cây: 1, 5 tháng chạy nhảy, hoạt động như nai trưởng thành. Nai sơ sinh nặng 4-5 kg/con, 1 tháng nặng 10- 15 kg, 6 tháng nặng 40-50 kg, 12 tháng có thể đạt trọng lượng trưởng thành. Sau một năm tuổi nai đực sẽ mọc sừng. Cặp sừng đầu tiên không phân nhánh, dài khoảng 20- 30cm.
Nai rụng sừng cũ và mọc sừng mới mỗi năm một lần vào mùa xuân. Sau khi rụng sừng cũ 15-20 ngày, cặp sừng mới bắt đầu mọc. Sừng non mới mọc có màu hồng nhạt, đầy dưỡng chất, ngoài phủ một lớp lông tơ màu trắng xám, mịn, mượt mà như nhung nên gọi là nhung. Nhung nai của những lần mọc sau dài 3-4cm thì bắt đầu phân nhánh, được 20-25cm thì phân nhánh lần thứ 2. Nhung già hóa sừng gọi là gạc nai.
Chọn nai giong và phối giống:
- Chọn nai đực: To khoẻ, vóc dáng cân đối: bốn chân chắc khoẻ, kẽ móng hẹp, thay lông đúng kỳ (mùa xuân hàng năm). lông da bóng mượt, màu hung đen hay nâu sẫm; gốc sừng to, đường kính trên 3cm; cơ quan sinh dục phát triển tốt, nhất là hai dịch hoàn to, đều, đặc biệt khả năng phối giống, đậu thai và phẩm chất đời con tốt. . .
- Chọn nai cái: Nai tơ, 1 -2 năm tuổi; vóc dáng cân đối, thể trọng tốt, nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, không dị tật, bốn chân chắc khoẻ, lông da bóng mượt, màu hung đen bay nâu sẫm; cơ quan sinh dục phát triển tốt và hoạt động bình thường…
- Giống cái nuôi lấy thịt và sinh sản.
Một số đặc điểm của nai cần căn cứ để làm chuồng trại thích hợp:
- Nai là động vật hoang dã đã được thuần chủng tuy nhiên vẫn còn rất nhát.
- Rất khỏe, khi bị chọc giận hoặc bắt ép có thể gây nguy hiểm cho người.
- Nai có sức đề kháng tốt, thường ít bị bật tật
- Con đực mỗi năm cho nhung nai một lần, con cái mỗi năm đẻ 1 con
1. Vị Trí
- Xây dựng ở nơi thoáng mát.
- Tránh xa khu dân cư để không gây ô nhiễm và tạo không gian yên tĩnh tránh những tiếng động mạnh làm nai hoảng loạn vì bản chất con vật này rất nhát khi hoảng loạn có thể tự gây chấn thương cho mình.
- Có đường mương, hố rác, hố ga để xử lý các phế phẩm trong quá trình chăn nuôi.
- Nên xây dựng gần những cánh đồng cỏ tiền lợi cho việc tìm kiếm thức ăn cho con vật.
2. Cách thức xây dựng
Với đặc tính là nhát và rất khỏe nên nai giống thường được nuôi theo kiểu nuôi nhốt.
Nguyên liệu làm chuồng:
Trước đây bà con thường dùng tre hoặc gỗ để đóng chuồng
Nhưng sau do độ bên của chuồng thường không cao, gỗ cũng khan hiếm bà con chuyển sang làm chuồng xây tường kết hợp với các song sắt.
Kết cấu chuồng nuôi:
Chuồng cao từ 3m-5m, khoảng cách giữa các song sắt không quá 10cm.
Phần phía trước lập tôn che nắng mưa cho con vật, phần phía sau đở hở rào lưới B40 tạo sân chơi và phơi nắng cho con vật.
Nên xây chuồng theo dạng hai dãy đối lập nhau, ở giữa có lối đi khoảng 1m-1,5m, tạo thuận lợi cho việc bắt giữ để vận chuyển sau này.
Nền chuồng: đổ bê tông, độ dốc 2-3%, có độ bám tránh nai bị trơn trượt.
Diện tích chuồng nuôi:
+ Đối với nai cái: 4-6 m2
+ Đối với nai đực: 8-10m2
+ Sân chơi và phơi nắng phía sau tùy theo quỷ đất của bà con mà có thể làm rộng từ 2-4 lần điện tích chuồng.
Truy cập trang chủ Sàn Du Lịch Bà Rịa - Vũng Tàu để xem toàn bộ Deal hấp dẫn giúp bạn tiết kiệm chi phí đi Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu nhé